Một thiết bị đóng vai trò rất quan trọng để đo đạc, tính toán… trong các công trình xây dựng, trắc địa đó chính là máy toàn đạc điện tử. Vậy máy toàn đạc điện tử là gì, khi sử dụng thiết bị này bạn phải sử dụng, bảo quản ra sao? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Máy toàn đạc điện tử là gì?
Một thiết bị quang học điện tử có tích hợp khối đo xa được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực đo đạc khảo sát địa hình và các công tác trắc địa trên công trình xây dựng đó chính là máy toàn đạc điện tử. Bạn sẽ thực hiện công việc tốt hơn nhờ vào khả năng đo đạc nhanh chóng mà chiếc máy này mang lại. Có thể xem máy toàn đạc điện tử là một máy kinh vĩ điện tử có thể tích hợp khối đo khoảng cách (EDM) để đọc khoảng cách từ điểm đặt máy đến điểm cần đo.
Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử
Một máy toàn đạc điện tử gồm có các bộ phận cơ bản sau:
Ứng dụng của máy toàn đạc điện tử
Máy toàn đạc điện tử có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, đo đạc… Cụ thể:
- Máy toàn đạc điện tử được ứng dụng trong việc đo đạc địa chính, đo đạc khảo sát địa hình trong các công trình xây dựng dân dụng, nhà cao tầng, cầu đường giao thông…
- Được sử dụng trong công tác bố trí điểm (chuyển tọa độ điểm từ thiết kế ra thực địa) trong xây dựng.
- Dùng để đo vẽ bản đồ địa hình và xuất sang các định dạng file số liệu khác nhau để dễ dàng quản lý trên hệ thống máy tính điện tử.
Một số hãng sản xuất máy toàn đạc điện tử nổi tiếng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất máy toàn đạc điện tử nhưng nổi bật nhất vẫn là các hãng sau:
- Máy toàn đạc điện tử Topcon
- Máy toàn đạc điện tử Sokkia
- Máy toàn đạc điện tử Geomax
- Máy toàn đạc điện tử Nikon
- Máy toàn đạc điện tử Leica
Đây đều là những nhãn hàng có uy tín, chất lượng sản phẩm tốt. Tùy vào mức độ ứng dụng cũng như giá cả sản phẩm mà bạn có thể cân nhắc để chọn mua cho chiếc máy toàn đạc điện tử phù hợp nhất.
Những điểm cần nhớ khi sử dụng
Máy toàn đạc điện tử tương đối dễ sử dụng, đem lại kết quả đo đạc nhanh, chính xác. Nhưng để an toàn, hiệu quả hơn hết, bạn cần phải nắm vững cách sử dụng của nó để hạn chế tối đa tình trạng sai số, hư hỏng trong quá trình sử dụng. Sau đây là một số phím quan trọng mà bạn phải lưu ý:
- [MENU] là phím cho phép truy cập vào chương trình ứng dụng, cài đặt, quản lý dữ liệu.
- [USER] là phím giúp bạn lập chương trình với chức năng từ menu FNC.
- [FNC] là phím giúp truy cập nhanh vào những chức năng đo và hỗ trợ quá trình đo.
- [ESC] là phím giúp bạn thoát khỏi giao diện hiện tại hoặc chế độ soạn sửa hoặc trở về màn hình trước đó.
- [ALL] là phím đo và lưu kết quả vào bộ nhớ máy.
- [DIST] là phím đo và hiển thị trên màn hình, không lưu kết quả vào trong máy.
- [REC] là phím cho phép lưu kết quả đang hiển thị trên màn hình vào trong máy.
- [ENTER] là phím xóa giá trị hiện tại, sẵn sàng nhập giá trị mới.
- [ENH] là phím để nhập tọa độ.
- [LIST] là phím cho phép hiển thị những điểm có sẵn.
- [FIND] là phím tìm kiếm điểm.
- [EDM] là phím cho phép cài đặt các tham số liên quan đến chế độ đo dài.
- [IR/RL] là phím hỗ trợ chuyển đổi giữa chế độ đo có gương và không gương.
- [PREV] là phím cho phép về giao diện màn hình trước.
- [NEXT] là phím cho phép tiếp tục tới giao diện tiếp theo.
- [STATION] là phím giúp cài đặt trạm máy.
- [COMP] là phím cài đặt chế độ bù nghiêng (2 trục, 1 trục hoặc tắt chế độ bù).
- [SetHz] là phím giúp cài đặt góc bằng.
- [SecBeep] là phím cho phép cài đặt tiếng kêu bip khi góc bằng đi qua vị trí 0o, 90o, 180o,270o
Cách bảo quản máy toàn đạc điện tử
- Trong điều kiện mưa ẩm cần luôn lau chùi hơi ẩm trước khi đặt máy vào hòm.
- Không được dùng máy trên mỏ than hoặc gần chất dễ bốc cháy.
- Không di chuyển máy đi xa khi còn gắn máy trên chân máy.
- Khi tạm dừng đo cần che máy bằng túi che mưa.
- Khi vận chuyển máy cần tránh rung, xóc mạnh.
- Không được dùng alcol, ether hoặc các chất tẩy để làm vệ sinh bàn phím vì gây mờ hoặc mất các ký hiệu được in.
- Không đặt máy trực tiếp lên mặt đất.
- Kiểm tra quai đeo và các khoá trước khi mang máy, chân máy.
- Để tránh để rơi máy nên vặn chặt các vít chân máy và vít hãm đế máy.
- Tránh ngắm ống kính đối diện với ánh sáng mặt trời.
- Phải dùng ô che máy khi đo ngoài thực địa.
- Không được phép tháo rời, không tự sữ chữa máy.
- Nạp ắc quy nơi thoáng mát, không nạp khi trời ướt vì gây hỏng linh kiện điện tử.
- Tắt nguồn trước khi tháo ắc quy để nạp.
- Chỉ dùng bộ nạp chuyên dùng cho từng loại máy.
- Đặt máy vào hòm phải theo sơ đồ hướng dẫn.
- Giữ gìn hòm máy luôn khô và sạch, thường xuyên có túi thuốc chống ẩm.
Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng, trắc địa… Qua những thông tin trên, hy vọng các bạn sẽ tích lũy thêm cho mình những bài học hữu ích để sử dụng máy toàn đạc điện tử một cách an toàn và hiệu quả.