Việc nghiên cứu ứng dụng máy đo sâu hồi âm đa tia trong công tác khảo sát một số dạng công trình biển ở Việt Nam mang tính cấp thiết nhằm giới thiệu công nghệ, nguyên tắc hoạt động và kết quả thu được khi áp dụng thiết bị này vào sản xuất.
- Máy đo sâu hồi âm đa tia (Multibeam Echo Sounder) cho phép xác định chi tiết bề mặt đáy biển từ nhiều tia đơn. Kết quả một lần đo xác định được hàng trăm điểm độ sâu trên một mặt phẳng vuông góc với đường đi của tàu hoặc cả một dải độ sâu có độ rộng nhất định (mặt cắt). Tổng số các mặt cắt dọc của các kênh tín hiệu có thể tạo ra nhiều lần trên một giây.
- Độ rộng dải quét thường gấp từ 2 đến 7 lần độ sâu. Góc mở của chùm tia có thể đạt đến trên 150 độ (tùy ừng loại máy và hãng sản suất). Góc kẹp của các tia đơn kề nhau có thể nhỏ hơn 1 độ.
Hình 1. Mô phỏng hệ thống đo sâu đa tia khảo sát đáy biển
Hình 2. Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy đo sâu – Hệ thống đo sâu đa tia – Hãng Odom
2. Các giải pháp nâng cao độ chính xác khi đo sâu:
Trong quá trình thu thập số liệu đo sâu của hệ thống đa tia, cần chú ý đến các giá trị làm ảnh hưởng đến độ chính xác như sau:
a. Vận tốc sóng âm:
Luôn luôn đi kèm với hệ thống đo sâu đa tia là thiết bị đo sóng âm. Máy xác định các giá trị vận tốc âm thanh trong nước nhằm hiệu chỉnh lại vận tốc âm thanh cho máy đo sâu đa tia. Với hệ thống đo sâu đa tia MB1, MB2 của odom, thiết bị đo vận tốc âm thanh SV70 là bắt buộc. Ngoài ra cần có thêm sự hỗ trợ của thiết bị đo vận tốc âm thanh Digibar Pro.
Hình 3. Máy đo vận tốc âm thanh
b. Cảm biến chuyển động:
Các tác động môi trường tác động lên tàu gây ra các giá trị lắc ngang - Roll, lắc dọc - Pitch, sự dao động của tàu theo phương thẳng đứng - Heave. Cho nên cần sử dụng thiết bị cảm biến chuyển động để hiệu chỉnh các giá trị sai số trên.
Hình 4. Các cảm biến chuyển động Teledyne TSS
c. Định vị vệ tinh DGPS
Với các máy thu DGPS có khả năng tích hợp 2 dữ liệu GPS và GLONASS và chức năng Heading để giải bài toán định vị và phương hướng chạy tàu trong công tác đo sâu. Thiết bị DGPS thường gọn nhẹ và kết nối với các thiết bị đo sâu đơn giản.
Hình 5. Hệ thống định vị vệ tinh DGPS (Trimble và Hemisphere)
d. Phần mềm thu thập và xử lý số liệu:
Để có thể thiết kế tuyến đo, thu thập số liệu, hiệu chỉnh tốc độ âm thanh và các giá trị chuyển động… cho hệ thống đo sâu đa tia, ta cần phải sử dụng phần mềm chuyên biệt dành cho hệ thống đo sâu đa tia.
Hypack max & Hysweep là giải pháp tổng thể cho công nghệ đo sâu đa tia. Chức năng chính là thiết kế, hiệu chỉnh, thu thập và xử lý kết quả sau đo.
Hình 6. Một số hình ảnh về phần mềm Hypack & Hysweep
- Việc ứng dụng máy đo sâu hồi âm đa tia trong công tác khảo sát địa hình để thành lập bản đồ địa hình đáy biển cho độ chính xác cao đáp ứng được tiến độ theo yêu cầu, mang lại hiệu quả kinh tế cao;
- So với các phương pháp đo đạc truyền thống máy đo sâu hồi âm đa tia có những tính năng ưu việt sau:
+ Các thiết bị hiện đại, đồng bộ và độ ổn định cao giúp cho quá trình đo đạc được thực hiện tự động hóa hoàn toàn;
+ Giải pháp kỹ thuật đã loại trừ các nguồn sai số do môi trường đo đạc trên biển gây nên như gió, sóng biển và thủy chiều. Phương pháp định vị với thiết bị thu tiên tiến cho phép đo đạc ở bất cứ nơi đâu mà độ chính xác vẫn rất cao cỡ < 10 cm và ổn định đến 95%;
+ Khả năng quét được 100% đáy biển cung cấp mô hình số địa hình chính xác và trung thực hơn nhiều so với phương pháp truyền thống.
- Với độ chính xác đạt được máy đo sâu hồi âm đa tia còn được ứng dụng trong công tác khảo sát lòng hồ thủy điện, đập nước phục vụ tưới tiêu để xác định khối lượng bùn lắng trong mùa mưa lũ.
- Khi khảo sát đáy sông, khu quy hoạch cảng biển ở Việt Nam nên dùng các máy có tần số cao, các máy này phù hợp với khu đo có độ sâu trong khoảng 0 ÷ 500 m như máy EM2040C..
Trên đây là giới thiệu sơ bộ về hệ thống đo sâu đa tia của hàng Odom. Ngoài ra để có thể hoạt động được chúng ta cần một số thiết bị phụ trợ khác. Như laptop chuyên dụng hoặc sử dụng thêm Gyrocompass của hãng Teledyne TSS để tăng khả năng điều hướng cho hệ thống.